A) Khái niệm - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen có liên quan đến 1 cặp nucleotit (nu) hoặc một số cặp nu - Đột biến gen xảy ra nó làm pháy sinh alen mới (alen là các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen) tạo nên sự đa dạng của sinh giới - Tần số đột biến của mỗi gen là rất thấp chỉ khoảng từ 10^-6 đến 10^-4 nhưng cơ thể chứa rất nhiều gen nên cơ thể mang đột biến về gen này hay gen khác lại là rất lớn - Thể đột biến là cá thể mang gen đột biến và đã biểu hiện thành kiểu hình. B) Nguyên nhân của đột biến gen -Do các tác nhân gây đột biến: tác nhân bên ngoài và tác nhân bên trong + Tác nhân bên ngoài: vật lí, hóa học, sinh học + tác nhân bên trong: rối loạn sinh lí, sinh hóa bên trong TB C) Các dạng đột biến 1) Mất 1 cặp nu - Cấu trúc của gen thay đổi + Số nu giảm 2 nu + Chiều dài giảm 3,4A + KL giảm 600 đvc + Số LK hiđrô giảm 2 hoặc 3 LK + Trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit bị thay đổi kể từ vị trí có đột biến tương ứng xảy ra. + Hậu quả: nghiêm trọng vì nó làm cho khung đọc mã di truyền bị dịch kể từ vị trí có ĐB=> gọi là ĐB dịch khung 2) Thêm 1 cặp nu tương tự như ĐB mất 1 cặp nu +Đây cũng là ĐB dịch khung và cũng gây hậu quả nghiêm trọng. 3) Thay thế 1 cặp nu này bằng 1 cặp nu khác + Số nu: không đổi + Chiều dài và khối lượng không đổi + Sồ lượng LK H tăng hoặc giảm 1 LK + Trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit. Nếu đột biến cùng nghĩa làm thay đổi mã di truyền trên mARN nhưng vẫn mã hóa cho axit amin đó thì chuỗi polipeptit không bị ảnh hưởng. Nếu đột biến khác nghĩa làm thay đổi mã di truyền trên mARN và mã hóa cho axit amin khác thì làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipeptit. Nếu codon trên mARN bị thay đỗi thành bộ ba kết thúc thì chuỗi polipeptit tổng hợp sẽ ngắn lại(ĐB vô nghĩa) D) Cơ chế phát sinh ĐB gen a) Đột biến do sự bắt cặp nhầm trong quá trình nhân đôi ADN( do rối loạn trong TB) - Các bazo nito (A, T, G, X) trong TB tồn tại ở 2 dạng: dang hiếm(hỗ biến) và dạng thường + Ở dạng hiếm có những vị trí LKH bị thay đổi nên dẫn tới sự bắt nhầm trong nhân đôi VD:A*(dạng hiếm)=>A*-G=>G-X tạo ra ĐB thay thế A-T = G-X b) Do các tác nhân bên ngoài VD: hóa chất 5-Brom Uraxin(5BU) +beto: cấu trúc giống T +xeto: cấu trúc giống X A-T=> A-5BU => 5BU-G => G-X - ĐB thuocj dạng thay cặp A-T = G-X VD: tia tử ngoại (tia UV) làm cho 2 Timin trên cùng 1 mạch LK với nhau và chiếm 1 vị trí tương ứng 1 nu trên mạch LK đimetimin => ĐB thuộc dạng mất 1 cặp nu. E) Hậu quả của ĐB gen - Làm thay đổi cấu trúc của protein tương ứng do gen tổng hợp, vì thay đổi nu trong gen=> thay đổi mARN => thay đổi axit amin tương ứng trong chuỗi polipeptit. - ĐB gen có thể làm thay đổi tính trạng trên cơ thẻ sv, biểu hiện bằng 1 biến đổi đột ngột hoặc gián đoạn của 1 tính trạng nào đó -Đb gen phụ thuộc vào tổ hợp gen, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào đk môi trường. - Trong môi trường này thể ĐB là có hại nhưng dặt vào môi trường khác lại trở thành có lợi. -ĐB gen còn phụ thuộc vào tác nhân, cường độ, liều lượng của tác nhân gây ĐB và đặc đểm cấu trúc của gen. -Đa số ĐB gen có hại vì chúng làm thay đổi cầu trúc của protein đặc biệt là các loại enzim trong cơ thể. -Mặc dù ĐB gen là có hại nhưng ĐB gen ít ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức sống của sv so với ĐB NST. -ĐB gen là nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa. F) Cơ chế biểu hiện của đột biến -ĐB gen khi đã phát sinh sẽ được nhân lên qua cơ chế nhân đôi. + Nếu ĐB phát sinh trong quá trình hình thành giao tử thì được gọi là ĐB giao tử, qua thụ tinh đi vào hợp tử. + Nếu gen đột biến là gen trội thì sẽ tạo thành thể đột biến ở ngay thế hệ tiếp theo. + Nếu gen ĐB là gen lặn thì nó chỉ biểu hiện thành KH đột biến khi gặp tổ hợp gen lặn. + ĐB giao tử di truyền qua sinh sản hữu tính. - Nếu ĐB phát sinh trong nguyên phân + Xảy ra trong TB sinh dưỡng (xoma) thì ĐB được nhân lên trong 1 mô và biểu hiện ở 1 phân cơ thể ( thể khảm) => di truyền qua sinh sản vô tính. + Xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử còn gọi là ĐB tiền phôi => thể ĐB => di truyên qua sinh sản hữu tính.
ĐỘT BIẾN GEN
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc. * Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết. * Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình. - Khi bạn thấy một bài viết hay, hãy ấn nút “THANKS” để cảm ơn vì sự cống hiến của họ.
- Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài