A) Di truyền giới tính a) NST giới tính -NST giới tính là loại NST mà có gen quy định giới tính của sinh vật. -Cặp NST giới tính là cặp NST đặc biệt chúng khác nhau ở con đực và con cái chúng có thể tương đồng hoặc không tương đồng tùy theo giới tính và tùy từng nhóm loài. + Ở người, động vật có vú, ruồi giấm: con đực XY, con cái XX + Ở chim, gà, bướm: con đực XX, con cái XY +Sâu bọ, cánh cứng, cánh thẳng, chuồn chuồn, bọ xít, cánh cam; con đực XO, con cái XX +Bọ nhậy: con đực XX, con cái Xo b) Cơ chế xác định giới tính bằng NST giới tính - Cơ chế xác định giới tính là do sự tự nhân đôi và tổ hợp của cặp NST giới tính của giảm phân phát sinh giao tử và thụ tinh. Lưu ý: Xét về mặt lý thuyết tỉ lệ giới tính đực cái bằng 1:1 tuy nhiên thực tế tỉ lệ 1:1 chỉ được đảm bảo các điều kiện như sau: + Các giao tử phải có sức sống như nhau, tham gia thụ tinh với xác xuất ngang nhau + Các hợp tử tạo ra phải có sức sống như nhau. c) Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính - Yếu tố môi trường bên trong: các hooc-mon sinh dục vào giai đoạn phát triển sớm của hợp tử và qua đó đã ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính. - Các yếu tố môi truwownhf ở bên ngoài cơ thể bao gồm: + hoàn cảnh thụ tinh +đk phát triển của hợp tử +đk sống của cá thể VD: trứng rùa cho ấp ở nhiệt độ khác nhau thì tỉ kệ đực cái khác nhau d) Ý nghĩa của việc nghiên cứu di truyên giới tính Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính mà các nhà chọn giống có thể chủ động điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo ý muốn. B) Di truyền LK với giới tính a) khái niệm Do sự di truyền của các tính trạng được quy định bởi các gen nằm trên NST giới tính và được LK với giới tính xác định => gen trên NST giới tính xảy ra các khái niệm + gen thuộc NST GT X không có alen tương ứng trên Y + gen thuộc NST GT X có alen tương ứng trên Y +gen thuộc NST GT Y không có alen tương ứng trên X b) Đặc điểm di truyền của gen trên X không co alen tương ứng trên Y *xét đặc điểm di truyền của gen lặn - Phép lai thuận và phép lai nghịch cho kq khác nhau - KH phân bố không đều ở 2 giới trong đó: KH do gen lặn trên X quy định sẽ xuất hiện phổ biến ở giới dị giao tử bởi vì chỉ cần 1 alen lặn đã biểu hiện ra KH - Di truyền theo quy luật di truyền chéo * xét dặc điểm di truyền của gen trội - Phép lai thuận và phép lai nghịch cho kq khác nhau -KH phân bố như nhau ở cả 2 giới. Ở cả 2 giới thì KH chỉ cần có mặt của gen trội trên X đã biểu hiện ngay ra kiểu hình.
DI TRUYỀN GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN LK VỚI GIỚI TÍNH
Trang 1 trong tổng số 1 trang
* Viết tiếng Việt có dấu, là tôn trọng người đọc. * Chia sẻ bài sưu tầm có ghi rõ nguồn, là tôn trọng người viết. * Thực hiện những điều trên, là tôn trọng chính mình. - Khi bạn thấy một bài viết hay, hãy ấn nút “THANKS” để cảm ơn vì sự cống hiến của họ.
- Nếu chèn smilies có vấn đề thì bấm A/a trên phải khung viết bài